Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sĩ


Kỷ niệm 66 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng 1/9 các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm…

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta.

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.

Sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đã đến dâng hương tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã không tiếc xương máu, dũng cảm chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sĩ”.

Sáng cùng ngày, các đoàn đại biểu: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Đoàn đại biểu TP Hà Nội đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Nguyễn Hoàng


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

NA Chairman Nguyen Sinh Hung sets himself, deputies new term tasks


National Assembly (NA) Chairman Nguyen Sinh Hung has signed Decision 213/NQ-UBTVQH13 assigning specific tasks for himself and his deputies.

Accordingly, the Chairman will take charge of all activities relating to organization and personnel (selection of senior personnel), preparation and chairing of NA and NA Standing Committee sessions, and signing of laws and NA resolutions, NA Standing Committee ordinances and resolutions.

He will convene and chair meetings with the Ethnicity Council’s Chairman and Chairmen of NA Committees and direct co-ordination between the NA Standing Committee and the Government, the Việt Nam Fatherland Front Central Committee, the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the President of the Supreme People’s Procuracy.

The NA Chairman Nguyen Sinh Hung will direct the NA diplomatic activities at bilateral and multilateral levels and maintain Party relations with the Political Bureau and the Party Central Committee.

National Assembly Chairman Nguyễn Sinh Hùng (center) and his deputies Uông Chu Lưu, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân and Huỳnh Ngọc Sơn. (from L)

National Assembly Chairman Nguyen Sinh Hung (center) and his deputies Uong Chu Luu, Tong Thi Phong, Nguyen Thi Kim Ngan and Huynh Ngoc Son. (from L)

NA Vice Chairperson Tong Thi Phong

Vice Chairperson Tong Thi Phong will manage the operation of the NA on behalf of the Chairman when he is absent.

The Vice Chairperson will chair NA and NA Standing Committee sessions on draft laws and ordinances on the assigned fields.

Vice Chairperson Phóng will direct law making process, supervise the implementation of policies relating to people and religion, manage diplomatic activities and harmonize cooperation between the Ethnicity Council, NA Commissions, NA Office and the Party Central Office, the President’s Office, the Office of the Government, and the Việt Nam Fatherland Front Central Committee.

Vice Chairperson Phóng is in charge of drafting agendas and programs of NA and NA Standing Committee sessions and preparing for expenditure and physical conditions for the operation of the NA.

NA Vice Chairperson Nguyen Thi Kim Ngan

The Vice Chairperson will chair NA and NA Standing Committee sessions on draft laws and ordinances on the assigned fields.

Mrs. Nguyen Thi Kim Ngan is responsible for directing the making of laws, deciding important issues and supervising the implementations of the laws on economics, finance, budget, monetary issues, banking, audit, insurance, science, technology, and environment.

She will chair and review socio-economic development plans, State budget estimates, budget allocation, financial and monetary policies, tax policies; NA budget estimates; fulfillment of Việt Nam’s international commitments within the NA operation.

The Vice Chairperson will monitor the implementation of national key projects under the competence of the NA and oversee the operation of the NA Commission for Economic Affairs, the NA Finance and Budget Commission, the NA Commission for Science, Technology and the Environment, and the State Audit.

NA Vice Chairman Uong Chu Luu   

The Vice Chairman will chair NA and NA Standing Committee sessions on draft laws and ordinances on the assigned fields.

Mr. Lưu is responsible for composing and implementing the NA and NA Standing Committee annual law and ordinance making programs and supervising the implementation of criminal, civil, administrative, judiciary laws as well as State apparatus organization.

The Vice Chairman is in charge of overseeing the issuance of legal documents and revoking documents which are contrary to the Constitution and NA resolutions, NA Standing Committee’s ordinances and resolutions.

His assignment covers the mass media and the Law Commission and the Justice Commission.

NA Vice Chairman Huynh Ngoc Son

The Vice Chairman will chair NA and NA Standing Committee sessions on draft laws and ordinances on assigned fields.

Mr. Sơn is responsible for drafting and deciding key issues and monitoring the implementation of the laws on national defence and security.

Vice Chairperson Sơn is in charge of overseeing tenure and annual operations of the NA and the NA Standing Committee and supervising operation of the Ethnic Council.

His assignment also covers decisions on amnesty, war and peace, and the issuance of a state of emergency./.

By Kim Anh


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Ông Nguyễn Sinh Hùng phân công công tác Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ký ban hành Nghị quyết số 213/NQ-UBTVQH13 về việc phân công công tác Ủy viên UBTVQH nhiệm kỳ khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (giữa) cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội (từ trái sang):  Uông Chu Lưu, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Huỳnh Ngọc Sơn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (giữa) cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội (từ trái sang): Uông Chu Lưu, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Huỳnh Ngọc Sơn.

Theo đó, UBTVQH quyết nghị phân công công tác của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cụ thể như sau:

1. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì, chỉ đạo chung việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, UBTVQH, đồng thời trực tiếp phụ trách một số công việc:

- Tổ chức và nhân sự: Trực tiếp chỉ đạo, chủ trì và phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện triển khai cuộc bầu cử; chuẩn bị nhân sự cấp cao của Quốc hội; chuẩn bị kế hoạch quy hoạch nguồn nhân sự cho các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội chuyên trách; chủ trì phiên họp Quốc hội, bầu và phê chuẩn nhân sự các cơ quan Nhà nước; quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thuộc thẩm quyền quyết định của UBTVQH. Những vấn đề có liên quan đến công tác đại biểu Quốc hội, chủ trì chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Quốc hội.

- Chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội; chủ tọa các phiên họp của Quốc hội và các phiên họp của UBTVQH;

- Ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội, ký pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH;

- Triệu tập và chủ tọa hội nghị với Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; dự các cuộc họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (khi cần thiết);

- Chỉ đạo, tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa UBTVQH với Chủ tịch nước, Thường trực Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong quan hệ quốc tế song phương và đa phương.

- Giữ mối quan hệ công tác giữa Đảng đoàn Quốc hội với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc:

-Thay mặt Chủ tịch Quốc hội điều hành công việc khi Chủ tịch vắng mặt;

- Điều hành phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

- Chỉ đạo xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và các lĩnh vực do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội phụ trách;

- Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động đối ngoại (đoàn ra, đoàn vào) của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban của UBTVQH, Viện Nghiên cứu lập pháp; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các vị đại biểu Quốc hội công tác ở các cơ quan khác;

- Hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội;

- Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Chỉ đạo tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Chỉ đạo xây dựng dự kiến nội dung và chương trình kỳ họp Quốc hội và phiên họp UBTVQH. Chỉ đạo hoạt động cơ quan Văn phòng Quốc hội; bảo đảm kinh phí và các điều kiện vật chất, phương tiện hoạt động của Quốc hội;

- Giữ mối quan hệ công tác giữa Đảng đoàn Quốc hội với Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Giữ mối liên hệ công tác với các Ban của Đảng, các tỉnh, thành ủy, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội;

- Trực tiếp theo dõi công tác của Hội đồng dân tộc, Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Văn phòng Quốc hội; Ban Công tác đại biểu.

3. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc:

- Điều hành các phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

- Chỉ đạo xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát thực hiện về lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân sách, tiền tệ, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, khoa học, công nghệ, môi trường;

- Chủ trì, phối hợp xem xét kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương; chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách thuế; dự toán ngân sách của Quốc hội; chỉ đạo việc thực hiện cam kết hợp tác quốc tế về hoạt động Quốc hội;

- Chỉ đạo xem xét việc quyết định và giám sát việc thực hiện các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;

- Trực tiếp theo dõi công tác của Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Tài chính, ngân sách; Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường; Kiểm toán Nhà nước.

4. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc :

- Điều hành phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

- Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ và hàng năm của Quốc hội, UBTVQH; trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng pháp luật và giám sát thực hiện pháp luật về lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, tư pháp, tổ chức bộ máy Nhà nước;

- Chủ trì, phối hợp chung giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội, các Quy chế hoạt động của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội;

- Chủ trì, phối hợp xem xét việc bãi bỏ văn bản trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; chủ trì, phối hợp giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

- Chỉ đạo về công tác thông tin báo chí nói chung, duyệt thông cáo báo chí;

- Trực tiếp theo dõi công tác của Ủy ban pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Viện nghiên cứu lập pháp.

5. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc:

- Điều hành phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

- Chỉ đạo xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát thực hiện pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

- Chỉ đạo xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện chương trình giám sát cả nhiệm kỳ và hàng năm của Quốc hội, UBTVQH. Theo dõi, tổng hợp, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của các cơ quan Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, hoạt động giám sát của UBTVQH;

- Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân;

- Chủ trì, phối hợp, xem xét việc có liên quan đến quyết định đại xá; quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình, ban bố về tình trạng khẩn cấp; tổng động viên hoặc động viên cục bộ;

- Chỉ đạo công tác dân nguyện của Quốc hội, việc xây dựng và thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở;

- Trực tiếp theo dõi công tác của Ủy ban Quốc phòng và an ninh; đối ngoại quân sự – an ninh.

VNA


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Chủ tịch Quốc hội CHDCND Lào Pany Yathotu


Hôm nay, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu đã tiến hành hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Lào do Chủ tịch Pany Yathotu dẫn đầu.

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHDCND Lào do đồng chí Pany Yathotu, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 24 – 27/8.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Quốc hội CHDCND Lào Pany Yathotu

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Quốc hội CHDCND Lào Pany Yathotu

Sáng 25/8, lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHDCND Lào đã được tổ chức trọng thể tại Nhà khách Chính phủ.

Ngay sau lễ đón, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu đã tiến hành hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Lào do Chủ tịch Pany Yathotu dẫn đầu.

Trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và tin cậy lẫn nhau, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, mỗi Quốc hội; đi sâu trao đổi về phương hướng, biện pháp không ngừng phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước, hai Quốc hội cũng như những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng chắc chắn rằng, việc trao đổi đoàn lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và hai Quốc hội sẽ tiếp tục củng cố tình đoàn kết vĩ đại và đưa mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào đi vào chiều sâu hơn nữa, thiết thực kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2012.

Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotu đã bày tỏ vui mừng trước những thành tựu hợp tác toàn diện giữa hai Nhà nước, hai Quốc hội trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực và việc triển khai nghiêm túc các văn bản, Thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.

Để phát huy quan hệ đặc biệt giữa hai Nhà nước, hai Quốc hội Việt Nam – Lào, kế thừa thành quả của các thế hệ đi trước, Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotu đề nghị hai bên cần thúc đẩy quan hệ phối hợp, đặc biệt là việc tăng cường giám sát chung các công trình hợp tác đầu tư giữa hai nước, để đảm bảo hiệu quả.

Hội đàm giữa đoàn đại biểu Quốc hội hai nước Việt Nam - Lào

Hội đàm giữa đoàn đại biểu Quốc hội hai nước Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotu đã trân trọng mời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sớm thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào.

Nhất trí với những đề xuất hợp tác giữa hai bên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Quốc hội hai nước cần nỗ lực hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị, mối quan hệ thủy chung, son sắt đồng chí, anh em giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao những nỗ lực mà các cơ quan của hai Quốc hội đang tiến hành, thông qua việc tổ chức các hoạt động hợp tác song phương và đa phương; cho rằng quan hệ hữu nghị giữa hai Nhà nước, hai Quốc hội, hai dân tộc Việt – Lào là tài sản vô giá cần được giữ gìn và phát huy.

Đánh giá cao và tán thành đề xuất tăng cường giao lưu, trao đổi đoàn giữa Quốc hội hai nước, nhất là các đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị hai bên đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường tình đoàn kết, thống nhất các quan điểm tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới nhằm nâng cao vị thế quốc tế của mỗi quốc gia.

Trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotu đã có lời mời sang thăm chính thức CHDCND Lào, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vui vẻ nhận lời và cho biết sẽ giao Ủy ban Đối ngoại Quốc hội thu xếp, tổ chức chuyến thăm.

Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotu và Đoàn đại biểu cấp cao CHDCND Lào đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm và làm việc với lãnh đạo Viện Nghiên cứu ngô quốc gia.

Hồng Phong


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Mr. Nguyen Sinh Hung: NA Standing Committee discusses reform project


The National Assembly Standing Committee on Monday discussed a project on reforming and improving the efficiency of the law making body’s operation.

The first meeting of the 13th NA Standing Committee

The first meeting of the 13th NA Standing Committee

The draft project, designed by the NA Office, covers a wide range of the legislative body’s performance.

Ms. Trương Thị Mai, Head of the NA’s Committee for Social Affairs commented that the project should ensure that the deputies will keep up with the lattest information pertaining to the NA operation and suggested the expansion of interpellation activities during NA’s working sessions.

Sharing the same view, NA Chairman Nguyễn Sinh Hùng noted that immediately in the second working session, the deputies should be updated with information about draft bills to be discussed as two third of the deputies at this legislature are fresh faces.

Meanwhile, Vice State President Nguyễn Thị Doan suggested more time to be given to deputies to question Cabinet members at all plenary sessions in stead of the current limit of seven minutes.

The project is expected to be approved by mid 2012.

The NA’s next working session is scheduled to last 31 days, beginning from October 20, 2011.

PV


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: UBTVQH cần đổi mới để phục vụ Quốc hội


Sáng 22/8, phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTV) khóa XIII đã diễn ra với điểm nhấn là chủ trương xây dựng “Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII họp phiên thứ nhất. Ảnh: VNA

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII họp phiên thứ nhất. Ảnh: VNA

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày Đề án để UBTV Quốc hội xem xét, quyết định.

Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, phạm vi của Đề án là rất rộng, nếu đổi mới tất cả thì rất khó thực hiện, vì vậy nên tập trung vào đổi mới cách thức tổ chức, tiến hành hoạt động của Quốc hội. Việc đổi mới phải làm vững chắc, nếu chưa chắc thì tổ chức thí điểm thực hiện.

Cụ thể về công tác đại biểu, bà Mai cho rằng phải đảm bảo thông tin cập nhật đầy đủ cho các đại biểu Quốc hội (ĐBQH); tăng cường giải trình trong các phiên họp,… Đây là những việc có thể thí điểm làm ngay tại kỳ họp tới.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan góp ý cần sửa đổi cách thức họp Quốc hội ở Hội trường. Hiện nhiều đại biểu khi phát biểu có ý trùng lặp nên phải tóm lược ý kiến ĐBQH rồi thông báo nhằm tránh mất thời gian họp. Phó Chủ tịch nước cũng nêu việc quy định thời gian phát biểu của đại biểu là ít (7 phút) nên nhiều khi chưa toát được vấn đề và đề nghị UBTVQH nghiên cứu để nâng thời lượng phát biểu của ĐBQH trong các phiên họp.

Về đổi mới hoạt động của ĐBQH, các ý kiến cho rằng ĐBQH không chỉ tiếp xúc cử tri ở địa bàn mình phụ trách mà cần phải mở rộng ra các địa bàn khác. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói phải nâng cao năng lực hoạt động cho ĐBQH theo đúng luật định, đó là cung cấp thông tin đầy đủ, các cơ quan Quốc hội cần quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ công việc của ĐBQH…

Cụ thể như việc tổ chức kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII tới đây, các cơ quan Quốc hội phải cung cấp các thông tin về các dự án luật cho các ĐBQH, nói rõ những vấn đề gì đã được kỳ họp cuối của Quốc hội khóa XII nhất trí, vấn đề gì chưa được nhất trí để các ĐBQH khóa XIII- trong đó 2/3 là đại biểu mới nắm rõ.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước nhắc lại 1 vấn đề tồn tại từ lâu đó là phải nghiên cứu để phát huy sáng kiến pháp luật của ĐBQH, đồng thời để các chuyên gia tham gia góp ý vào các lĩnh vực hoạt động của QH.

Cũng theo ông Ksor Phước, UBTVQH cũng phải cần có chức năng giám sát và ra Nghị quyết chuyên đề trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Nói về việc này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng UBTVQH cũng cần đổi mới để phục vụ Quốc hội. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, UBTVQH sẽ ra kết luận về Đề án để tới giữa năm 2012 Quốc hội sẽ họp để thông qua.

Trước việc vừa qua, một số cơ quan thông tin, truyền thông đăng tải thông tin về tư cách, đạo đức, thân nhân của một ĐBQH mới trúng cử và ý kiến của một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, tiếp thu ý kiến Thường vụ Quốc hội, Ban công tác đại biểu và các cơ quan có trách nhiệm sẽ tiến hành thẩm tra tư cách vị đại biểu này trong thời gian tới.

Tại phiên họp sáng nay, UBTVQH cũng đã nghe tờ trình về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII dự kiến diễn ra trong 31 ngày, bắt đầu từ 20/10/2011.

Thành Chung


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

National Assembly Chairman Nguyen Sinh Hung meets German, Irish diplomats


National Assembly Chairman Nguyễn Sinh Hùng praised the outgoing German and Irish ambassadors’ contributions to developing relations between Việt Nam and their respective countries at his separate meetings with them in Hà Nội on August 17.

NA Chairman Nguyễn Sinh Hùng and German Ambassador to Việt Nam Rolf Peter Gottfried Schulzen

NA Chairman Nguyễn Sinh Hùng and German Ambassador to Việt Nam Rolf Peter Gottfried Schulzen

Cooperation between Việt Nam and Germany has seen continuous development with the implementation of projects in various fields, especially education and training and culture, Chairman Hung told German Ambassador Rolf Peter Gottfried Schulzen.

The two countries needed to take measures to fully tap opportunities and potential for cooperation and investment, benefiting both countries, NA Chairman Hùng said.

He affirmed Việt Nam’s support for Germany in developing ties with ASEAN countries, saying that Việt Nam was ready to cooperate with Germany in politics, diplomacy, defense, security, education and training, trade and investment for peace, stability and development in the region and the world.

Ambassador Rolf Peter Gottfried Schulzen said that he would continue to make contributions to strengthening friendship between Germany and Việt Nam.

At the meeting with Irish Ambassador Maeve Collins the same day, Chairman Hùng said development in the fields of politics, diplomacy, education and training, socio-culture, trade and investment was assured for the two countries.

Additionally, cooperation between the two countries’ legislatures has seen developments, creating an impetus for bilateral cooperative plans in the future, he said.

The Chairman encouraged the ambassador to make further contributions to the Việt Nam-Ireland friendship, creating favorable conditions to support Việt Nam in increasing cooperation with the European Union.

Ambassador Maeve Collins said the head of the Irish parliament’s Committee for External Relations will visit Việt Nam soon. She described the visit as an opportunity for the two countries’ legislative agencies to promote cooperation to a new level.

Ambassador Maeve Collins said the Irish parliament paid special attention to the region and wished to develop cooperation with Asia, particularly Việt Nam .

Ireland will soon launch a program to support socio-economic development in Việt Nam’s remote and especially disadvantaged localities, she said.

PV


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp mặt các thủ khoa các trường đại học Hà Nội


Ngày 21/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gặp mặt và trò chuyện với 112 thủ khoa tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn TP Hà Nội năm 2011. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng  mong muốn các thủ khoa không ngừng phấn đấu để trở thành những công dân tốt, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc.

Nguyen-sinh-hung

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp mặt các thủ khoa các trường đại học Hà Nội

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng các thủ khoa đồng thời mong muốn các thủ khoa khi bắt đầu công việc mới phải không ngừng phấn đấu để trở thành những công dân tốt, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng các thủ khoa với nền tảng kiến thức tốt, sẽ phấn đấu đạt được nhiều thành tích trong học tập và công tác, đạt được những ước mơ trong tương lai.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng căn dặn các thủ khoa cần phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội nói riêng, đất nước nói chung.

Ngọc Ánh


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức


Chiều 17/8, tại Trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam, Ngài Rolf Peter Gottfried Schulzen tới chào từ biệt, trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại nước ta.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức ông Rolf Peter Gottfried Schulze

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức ông Rolf Peter Gottfried Schulze

Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, thời gian qua, mối quan hệ hợp tác Việt Nam – CHLB Đức liên tục phát triển với nhiều dự án được triển khai trên mọi lĩnh vực, nhất là giáo dục – đào tạo, giao lưu văn hóa…. Chủ tịch Quốc hội cũng qua Ngài Đại sứ chúc mừng những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của CHLB Đức thời gian qua; đề nghị hai nước cần triển khai nhiều biện pháp khai thác triệt để các cơ hội, tiềm năng hợp tác, đầu tư, đem lại lợi ích cho cả hai bên.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam ủng hộ CHLB Đức trong việc phát triển quan hệ với các quốc gia ASEAN; Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Đức trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, giáo dục, đào tạo; thương mại, đầu tư vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đánh giá cao những cống hiến của Ngài Đại sứ trong nhiệm kỳ vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn, trên cương vị công tác mới, Ngài Rolf Peter Gottfried Schulze sẽ tiếp tục vun đắp cho mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – CHLB Đức ngày càng phát triển tốt đẹp.

Đại sứ Rolf Peter Gottfried Schulze cho rằng, mối quan hệ Việt – Đức đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp; Việt Nam đã thể hiện rất thành công vai trò Chủ tịch luân phiên khối ASEAN năm 2010, góp phần nâng cao vị thế ASEAN trên các diễn đàn quốc tế. Đại sứ CHLB Đức cũng cho biết, các Nghị sỹ Quốc hội Đức rất quan tâm đến việc phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam. Hiện, Đức cũng là quốc gia Châu Âu đầu tư lớn nhất vào lãnh thổ Việt Nam với gần 200 doanh nghiệp có hoạt động tại Việt Nam. Thông qua các dự án hợp tác song phương giữa hai nước, đã thu hút được sự chú ý của người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ đến văn hóa và ngôn ngữ Đức.

Ngài Rolf Peter Gottfried Schulze cho biết, dù ở cương vị nào, sẽ vẫn lưu giữ những tình cảm đặc biệt về đất nước và con người Việt Nam và sẽ tiếp tục đóng góp vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.

PV


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Nghị quyết số 07/2011/QH13 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012. Ảnh minh họa

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012. Ảnh minh họa

Theo đó, sẽ chính thức thông qua và cho ý kiến đối với 41 dự án Luật, Pháp lệnh trong năm 2012. Dưới đây là toàn văn Nghị quyết:

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;

Sau khi xem xét Tờ trình số 08/TTr-UBTVQH13 ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Ðiều 1

Ðiều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 như sau:

1. Bổ sung dự thảo Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ nhất;

2. Chuyển dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi), Luật giáo dục đại học từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ nhất sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2;

3. Bổ sung dự án Luật cơ yếu, Luật biển Việt Nam vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2;

4. Chuyển dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi) từ Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2, sang Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012;

5. Bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Luật phòng, chống rửa tiền vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2;

6. Bổ sung dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.

Ðiều 2

Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 như sau:

A- CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH THỨC

I- CÁC DỰ ÁN LUẬT

1. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII

a- Trình Quốc hội thông qua: 14 dự án

1. Luật quản lý giá

2. Luật bảo hiểm tiền gửi

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế

4. Luật phòng, chống rửa tiền

5. Luật giám định tư pháp

6. Luật xử lý vi phạm hành chính

7. Luật giáo dục đại học

8. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

9. Bộ luật lao động (sửa đổi)

10. Luật công đoàn (sửa đổi)

11. Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá

12. Luật quảng cáo

13. Luật tài nguyên nước (sửa đổi)

14. Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013

b- Trình Quốc hội cho ý kiến: 7 dự án

1. Luật dự trữ quốc gia

2. Luật hợp tác xã (sửa đổi)

3. Luật đô thị

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư

5. Luật xuất bản (sửa đổi)

6. Luật thư viện

7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực

2. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII

a- Trình Quốc hội thông qua: 9 dự án

1. Luật dự trữ quốc gia

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

3. Luật hợp tác xã (sửa đổi)

4. Luật đô thị

5. Luật Thủ đô

6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư

7. Luật xuất bản (sửa đổi)

8. Luật thư viện

9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực

b- Trình Quốc hội cho ý kiến: 9 dự án

1. Luật đất đai (sửa đổi)

2. Luật đầu tư công, mua sắm công

3. Luật quy hoạch

4. Luật hộ tịch

5. Luật hòa giải cơ sở

6. Luậtphòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai

7. Luật phòng, chống khủng bố

8. Luật giáo dục quốc phòng – an ninh

9. Luật hoặc Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

II. CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH: 02 dự án mới và các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 nhưng chưa được thông qua

1. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối

2. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

B. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN BỊ: 25 dự án

1. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)

2. Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

3. Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

4. Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi)

5. Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

6. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi)

7. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (sửa đổi)

8. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự

9. Luật công an nhân dân (sửa đổi)

10. Bộ luật dân sự (sửa đổi)

11. Bộ luật hình sự (sửa đổi)

12. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)

13. Luật tạm giữ, tạm giam

14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng

15. Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

16. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

17. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

18. Luật việc làm

19. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy

20. Luật khí tượng thủy văn

21. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

22. Luật Quân đội nhân dân Việt Nam

23. Luật bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

24. Pháp lệnh Cảnh sát cơ động

25. Pháp lệnh đào tạo nghề một số chức danh tư pháp

Ðiều 3

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ tập trung chỉ đạo việc triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ngay sau khi Chương trình được thông qua; việc tổ chức thực hiện Chương trình cần được đổi mới với cách làm tập trung hơn, hiệu quả hơn; bảo đảm tính ổn định của Chương trình, chỉ điều chỉnh trong trường hợp thật cần thiết.

2. Chính phủ sớm phân công cơ quan soạn thảo các dự án mới được đưa vào Chương trình, củng cố các Ban soạn thảo đã được thành lập; bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện Chương trình; kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.

3. Cơ quan trình dự án, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham gia soạn thảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quá trình chuẩn bị dự án; bảo đảm dự án được chuẩn bị kỹ về nội dung và kỹ thuật văn bản, hạn chế tối đa những quy định chung chung; bảo đảm tiến độ chuẩn bị, thời hạn gửi dự án và các tài liệu liên quan đến cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội; tham gia chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh.

4. Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chủ động phối hợp với cơ quan soạn thảo, cơ quan trình dự án trong quá trình soạn thảo, thẩm tra và nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.

5. Các Ðoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội tổ chức nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia và các ngành có liên quan; dành thời gian thảo luận, cho ý kiến góp phần hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 06 tháng 8 năm 2011.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Ðã ký)

NGUYỄN SINH HÙNG


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Ông Đinh Thế Huynh: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh


Ngày 12/8, Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (khu vực phía Nam) đã được tổ chức.

Hội nghị quán triệt,triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW

Hội nghị quán triệt,triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW

Tại Hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh mục đích của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Cuộc vận động trong thời gian qua, tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Đồng chí Đinh Thế Huynh nêu rõ, kết hợp việc tổ chức học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các cuộc vận động và các phong trào đang triển khai trong Đảng và trong xã hội, góp phần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ban thường vụ cấp ủy và lãnh đạo chủ chốt của các địa phương, đơn vị bám thật sát mục đích, yêu cầu của Chỉ thị và Kế hoạch này; gắn chặt việc học tập với việc làm theo đạo đức của Bác; quan tâm đến vấn đề xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức; phát huy tinh thần tự giác trong học tập và làm theo đạo đức của Bác; quan tâm đến công tác kiểm tra, đôn đốc; làm tốt công tác tuyên truyền…

Cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, nhưng trước hết cần xây dựng chương trình thực hiện tốt các nội dung đã được xác định trong các văn bản của Trung ương.

Tại Hội nghị, các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư thường trực, Trưởng ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy khu vực phía Nam, đại diện các Ban Đảng… trao đổi ý kiến, thảo luận nhằm quán triệt kỹ mục đích, yêu cầu và các nội dung cơ bản trong Chỉ thị và Kế hoạch trên; đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể, những vấn đề cấp bách trước mắt cần thực hiện để triển khai Chỉ thị có hiệu quả thiết thực.

 

Hồng Phong


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)