Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Tăng cường giám sát việc trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, khi tiếp nhận và chuyển những đơn thư khiếu nại, tố cáo sang các cơ quan có thẩm quyền khác, các cơ quan của Quốc hội cần tăng cường giám sát, đôn đốc trả lời.

Nhấn mạnh yêu cầu tăng cường giám sát, đôn đốc việc trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý, cần làm cho người dân hiểu rằng không phải chỉ cần đến Quốc hội là giải quyết được hết mọi vấn đề.

Nhấn mạnh yêu cầu tăng cường giám sát, đôn đốc việc trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý, cần làm cho người dân hiểu rằng không phải chỉ cần đến Quốc hội là giải quyết được hết mọi vấn đề.

Sáng 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về công tác dân nguyện năm 2011, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo tổng kết của Ban Dân nguyện, từ 15/8/2010- 15/8/2011, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội đã nghiên cứu, xử lý và chuyển 1.765 vụ việc, 3.3.45 đơn, thư đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và nhận được hơn 3.000 văn bản trả lời.

Tuy nhiên, công tác giám sát, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế nên còn nhiều đơn thư chưa được trả lời hoặc trả lời còn sơ sài, không đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, khi tiếp nhận và chuyển những đơn thư khiếu nại, tố cáo sang các cơ quan có thẩm quyền khác, các cơ quan của Quốc hội cần tăng cường giám sát việc trả lời đơn thư, nếu cơ quan nào chậm trả lời thì phải tăng cường đôn đốc.

Với những đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết, các cơ quan của Quốc hội cần giải quyết nhanh, có văn bản trả lời nhân dân ngay. Tuy nhiên, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý, cần làm cho người dân hiểu rằng không phải chỉ gửi đến Quốc hội là giải quyết được hết mọi vấn đề, bởi chức năng của Quốc hội không phải là hành pháp.

Báo cáo của Ban Dân nguyện cũng cho rằng, việc tiếp công dân còn bất cập khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao nhiệm vụ này cho Ban Dân nguyện nhưng Ban này chỉ tiếp những trường hợp khiếu nại tố cáo liên quan đến lĩnh vực tư pháp và hoạt động của Quốc hội. Trong khi đó, trên thực tế, nội dung khiếu nại, tố cáo thuộc nhiều lĩnh vực và lại chưa có quy chế phối hợp giữa Ban Dân nguyện với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, cần phải làm rõ Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban có phải tiếp công dân hay không, từ đó giải quyết những bất cập trong việc phối hợp trả lời công dân giữa các cơ quan này với Ban Dân nguyện.

Ông Phan Trung Lý và một số đại biểu khác cũng cho rằng, trước khi gửi báo cáo về công tác dân nguyện tới các đại biểu Quốc hội, Ban Dân nguyện cần làm rõ nguyên nhân khiến số lượt người khiếu nại, tố cáo năm 2011 giảm gần 49,25% so với năm 2010 nhưng số lượt người khiếu nại, tố cáo đông người lại tăng (31,21%).

Quang Thanh (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 2


Hôm nay 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu họp phiên thứ 2, kéo dài trong 6 ngày. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết một trong những nội dung chính của phiên họp là thảo luận các chương trình hoạt động của Quốc hội khóa XIII.

Quốc hội

Quốc hội

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến 7 dự án Luật (trong đó có 6 dự án lần đầu được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến) gồm Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo, Luật Quản lý giá, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Giám định Tư pháp, Luật Giáo dục Đại học, Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá.

Trong khuôn khổ phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020; các báo cáo của Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011 – 2015; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011- 2015; Ðề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương nãm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Ban dân nguyện báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII.Trong hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án Luật là Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo và Luật Quản lý giá.

Thành Chung (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII


Sáng 26/9, phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã khai mạc tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn bị tốt cho kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.

Về công tác xây dựng luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về 7 dự án: Luật cơ yếu; Luật quảng cáo; Luật quản lý giá; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật giám định tư pháp; Luật giáo dục đại học; Luật phòng, chống tác hại thuốc lá và cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

Một nội dung quan trọng khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015; chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011-2015; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015.

Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII; báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020; Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Ngay sau khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Luật cơ yếu. Qua thảo luận, các đại biểu đều tán thành với việc chuyển Ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng việc tiếp tục để Ban Cơ yếu Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ là không hợp lý, không phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của ngành cơ yếu là một ngành cơ mật đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia. Ban Cơ yếu Chính phủ một thời gian dài, từ năm 1958 đến năm 1979 là cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng, do Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ đạo; Bộ Quốc phòng có truyền thống và có bề dày kinh nghiệm quản lý công tác cơ yếu; thực tiễn hiện nay số lượng người làm công tác cơ yếu trong hệ thống cơ yếu Quân đội nhân dân chiếm tỷ lệ cao (khoảng 45% ngành cơ yếu).

Trên cơ sở nhất trí chuyển ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị vẫn giữ ổn định tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ như hiện nay.

Thời gian còn lại của buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật quảng cáo.

Tại Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đề cập tới những kết quả đã đạt được sau gần 10 năm thực hiện Pháp lệnh quảng cáo (2002-2011) và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như những hạn chế, những quy định không còn đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động quảng cáo. Bộ trưởng khẳng định, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn về phát triển hoạt động quảng cáo, khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành thì việc ban hành Luật quảng cáo-văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo ở Việt Nam là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Dự thảo Luật quảng cáo có 5 chương, 47 điều. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng tán thành rằng, để nâng cao hiệu lực của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo phát triển đúng hướng, tạo điều kiện cho thị trường quảng cáo phát triển, cũng như tăng cường vai trò quản lý nhà nước về quảng cáo, Pháp lệnh quảng cáo cần sớm được xem xét sửa đổi và nâng lên thành luật. Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu nhất trí với việc cần thiết ban hành Luật quảng cáo.

Ủng hộ quan điểm cần có Luật về quảng cáo, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh việc ra đời của Luật quảng cáo phải giải quyết được những vấn đề mới phát sinh; nhận xét dự án luật chưa nêu rõ các chính sách lớn được đề cập trong luật cũng như cơ sở để đưa ra các quy định trong dự luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Luật quảng cáo phải giải quyết được những bất cập hiện nay vì thực tế quảng cáo chưa đáp ứng được yêu cầu. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý Ban soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo và thể hiện cụ thể trong dự án luật, không nêu chung chung để khi có hiệu lực, luật dễ đi vào cuộc sống.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị Ban soạn thảo cần giải trình, làm rõ phạm vi điều chỉnh của dự án Luật. Theo đại biểu, trong dự thảo luật ghi: “Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Các thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này” là chưa rõ ràng. Đại biểu yêu cầu Ban soạn thảo phải làm rõ mối quan hệ giữa Luật quảng cáo với các luật khác vì cho rằng có nhiều nội dung trong dự án luật trùng lắp với các luật khác.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước tán thành với quan điểm này, đề nghị Ban soạn thảo cần sàng lọc những nội dung bị trùng lặp giữa Luật Quảng cáo với các luật khác. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng đề nghị dự án luật cần có những quy định cụ thể, nghiêm khắc để xử lý các quảng cáo vi phạm pháp luật. Đại biểu Trương Thị Mai đề nghị cần có tuyên ngôn mạnh mẽ hơn của nhà nước đối với việc bảo vệ công chúng, bảo về quyền và lợi ích của người tiếp nhận quảng cáo trong dự luật.

Một điểm mới của dự thảo được Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng ghi nhận là quyền và nghĩa vụ của người tiếp nhận quảng cáo và trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Đào Trọng Thi nhấn mạnh, quy định người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và phát hành quảng cáo đều cùng phải chịu trách nhiệm về ấn phẩm quảng cáo là chung chung, cần làm rõ trách nhiệm của các đối tượng này cũng như trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cần nêu rõ “Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình và bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo khi đưa ra quyết định không đúng, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”

Về những nội dung cấm trong hoạt động quảng cáo, Thường trực Ủy ban yêu cầu bổ sung quy định cấm doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức, nhân viên chuyên môn hay hình ảnh, danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để quảng cáo, nhằm tạo niềm tin cho người tiếp nhận quảng cáo.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng đề nghị Ban soạn thảo dự luật liệt kê đầy đủ các hành vi vi phạm và chế tài xử lý các hành vi đó để nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp quy này./.

Quỳnh Hoa (Theo Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Ông Nguyễn Sinh Hùng: Dấu mốc mới trong quan hệ đối tác Việt Nam-Campuchia


Ngày 20/9, đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùngdẫn đầu đã rời thủ đô Phnom Penh về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Campuchia theo lời mời của Ngài Samdech Akka Ponhea Chakrei Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Campuchia.

Ngày 20/9/2011, tại thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Phiên khai mạc Hội nghị Đại hội Hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 32 (AIPA-32)

Ngày 20/9/2011, tại thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Phiên khai mạc Hội nghị Đại hội Hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 32 (AIPA-32)

Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Ngô Đức Mạnh đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tháp tùng đoàn về kết quả cũng như những dấu ấn quan trọng trong việc tăng cường tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Campuchia sau chuyến thăm trên.

- Thưa đồng chí Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật đạt được trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Campuchia vừa qua của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng?

Ông Ngô Đức Mạnh: Từ ngày 16-20/9, đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu đã thăm hữu nghị chính thức Campuchia và dự Đại hội đồng liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA-32).

Đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức nước ngoài đầu tiên của đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam nhiệm kỳ khóa XIII do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ngô Đức Mạnh

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ngô Đức Mạnh

Trong những ngày ở thăm đất nước Chùa Tháp, đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã có một chương trình làm việc được bố trí sít sao, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin; yết kiến Quốc Vương Norodom Sihamoni, hội kiến Chủ tịch Thượng viện Chea Sim và Thủ tướng Hun Sen; thăm tỉnh Preah Sihanouk, thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán ta tại SihanoukVille và đại diện bà con Việt kiều tại Campuchia; tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Campuchia và thăm một số doanh nghiệp nước ta đang đầu tư ở Campuchia.

Ngay từ khi tới sân bay thủ đô Phnom Penh, thăm tỉnh Preah Sihanouk cũng như trong suốt thời gian chuyến thăm, ở đâu, các thành viên trong đoàn đều cảm nhận được tình cảm chân thành, sự đón tiếp trọng thị, chu đáo từ phía các vị lãnh đạo và người dân Campuchia.

Kết quả bao trùm của chuyến thăm là hai bên nhất trí khẳng định làm hết sức mình để giữ gìn, vun đắp cho mối quan hệ láng giềng đặc biệt, hợp tác toàn diện được thử thách qua thời gian giữa hai nước sâu sắc hơn, nồng ấm hơn, bền chặt hơn. Đây là tài sản vô giá của nhân dân hai nước, như lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Hai nước đồng cam cộng khổ, tối lửa tắt đèn có nhau.”

Chúng ta cũng rất cảm động đón nhận những lời phát biểu chí tình của các vị lãnh đạo Campuchia và tình cảm chân thành của người dân Campuchia, là không bao giờ quên được sự mất mát, hy sinh, giúp đỡ tận tình, trong sáng của nhân dân Việt Nam để Campuchia có cuộc sống hòa bình, phát triển như ngày nay.

Trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp đó, đoàn đại biểu Quốc hội nước ta đã có các cuộc trao đổi sâu rộng với các nhà lãnh đạo Campuchia và hai bên đã hoàn toàn nhất trí cao về tất cả những vấn đề đặt ra, các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa hai nước, nhất là giữa hai cơ quan quốc hội.

- Như Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin đã nói, chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có ý nghĩa lịch sử đặc biệt trong quan hệ giữa hai quốc gia, xin đồng chí cho biết triển vọng hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới?

Ông Ngô Đức Mạnh: Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp, qua mỗi lần đến thăm Campuchia, tôi đều nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng của đất nước Chùa Tháp, người dân hiền hòa, cần cù lao động; đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển bền vững; nền kinh tế có bước phát triển cao, đạt khoảng 6% tăng trưởng trong năm 2010 ngay cả khi có những yếu tố không thuận bên ngoài và bối cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm.

Đồng thời, thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, đặc biệt là thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 với 99,51% số cử tri cả nước đi bầu và sự nhất trí, đồng thuận rất cao trong việc đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống… khiến bạn càng thêm tin tưởng ở chúng ta trong quá trình đẩy mạnh hợp tác phát triển toàn diện nhằm nâng cao vị thế của hai nước trong khu vực và quốc tế.

Về chính trị, hai bên nhất trí làm sâu sắc hơn mối quan hệ gắn bó giữa hai nước; tiếp tục duy trì hợp tác ở cả ba cấp độ: trung ương, các địa phương và giữa các doanh nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; phát huy đầy đủ vai trò của các cơ chế hợp tác hiện có, nhất là thực hiện các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thương mại.

Thủ tướng Hun Sen cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho bà con người gốc Việt ở Campuchia có quyền hợp pháp của mình, sinh sống và làm ăn ổn định, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước Campuchia.

Hai bên đã bàn các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, giao lưu, trao đổi thương mại. Phía Campuchia đánh giá cao hiệu quả các dự án, công trình đầu tư của Việt Nam vào Campuchia; cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển thủy điện, khai khoáng, trồng cây công nghiệp; cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, hàng không, du lịch…

Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên đánh giá cao việc quốc hội hai nước đã phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam-Campuchia. Lãnh đạo quốc hội hai nước nhất trí đề nghị hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy việc phân giới, cắm mốc biên giới trên bộ, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng đại này vào năm 2012 như đã thỏa thuận; coi việc hoàn tất công tác phân giới cắm mốc là nhiệm vụ lịch sử, là di sản để lại cho các thế hệ mai sau thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác bền vững. Hai bên nhất trí mở rộng giao lưu nhân dân; tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hai nước, nhất là giới trẻ biết trân trọng, gìn giữ mối quan hệ gắn bó, thủy chung giữa hai nước; đồng thời ra sức bảo vệ và làm phong phú tài sản vô giá này.

Hai bên cũng nhất trí cần tiếp tục chủ động tham gia và phối hợp hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn liên nghị viện đa phương như IPU, AIPA, APPF, APF, ASEP…

Với những kết quả quan trọng như vậy, có thể nói rằng, chuyến thăm của đoàn đã thành công hết sức tốt đẹp, góp phần đưa quan hệ Việt Nam-Campuchia bước vào một giai đoạn phát triển mới.

- Vậy sự hợp tác cụ thể giữa hai quốc hội trong thời gian tới sẽ như thế nào thưa đồng chí?

Ông Ngô Đức Mạnh: Các nhà lãnh đạo quốc hội hai nước cam kết tiếp tục tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp trên cả kênh song phương và đa phương. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hơn nữa việc trao đổi đoàn và mở rộng hợp tác giữa các cơ quan quốc hội, nhóm nghị sĩ hữu nghị, đại biểu quốc hội; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động, xây dựng pháp luật; góp phần thực hiện có hiệu quả Thỏa thuận hợp tác giữa hai quốc hội, nhất là triển khai các hoạt động giám sát nhằm thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác giữa hai nhà nước. Từ đó, hỗ trợ mạnh mẽ cho chính phủ, các bộ ngành ở trung ương và chính quyền địa phương tăng cường hợp tác về mọi mặt.

Với quyết tâm, nỗ lực chung của quốc hội, chính phủ và nhân dân hai nước trong việc triển khai hiệu quả các biện pháp cụ thể như trên, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng, quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia chắc chắn sẽ không ngừng được củng cố và phát triển theo hướng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài.”

- Tại Phiên họp toàn thể Đại hội đồng AIPA-32, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có bài phát biểu quan trọng, xin đồng chí cho biết đóng góp của Quốc hội nước ta trong AIPA cũng như trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN thịnh vượng và phồn vinh?

Ông Ngô Đức Mạnh: Chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đúng vào thời điểm Quốc hội Campuchia thực hiện vai trò nước chủ nhà tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 32.

Đây là sự cổ vũ lớn lao dành cho Quốc hội Campuchia và sự đóng góp quan trọng vào thành công của Đại hội đồng AIPA-32, như phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin.

Chủ đề của Đại hội đồng AIPA-32: “Vai trò của AIPA trong việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng” được tất cả các nước thành viên tham dự ủng hộ, nhất trí cao; phản ánh những mong muốn và sự cần thiết tiếp tục phát huy vai trò của AIPA trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Là tổ chức hợp tác liên nghị viện lớn nhất của khu vực, đại diện cho nhân dân các nước thành viên ASEAN, các nghị sỹ AIPA có trách nhiệm góp phần cùng với ASEAN và các chính phủ đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống; giám sát việc thực hiện những thỏa thuận được ký kết giữa các nước thành viên và nhất là thúc đẩy giao lưu văn hóa, làm sâu sắc hơn sự hiểu biết, chia sẻ gắn bó thân thiện giữa nhân dân các nước trong khu vực.

Kể từ thời điểm là thành viên chính thức của AIPA vào năm 1995 đến nay, Quốc hội nước ta luôn chủ động tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của AIPA; đề xuất nhiều sáng kiến góp phần vào sự lớn mạnh của AIPA; củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa AIPA và ASEAN. Quốc hội nước ta đã đăng cai, tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế của AIPA, đặc biệt là hai kỳ Đại hội đồng: AIPO (tên gọi trước đây của AIPA) lần thứ 23 vào năm 2002 và AIPA-31 vào năm 2010, để lại dấu ấn sâu đậm với bạn bè quốc tế về một đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển và giàu lòng mến khách. Việt Nam cũng luôn ủng hộ các ý kiến, đề xuất để nâng cao hiệu quả hợp tác, làm sâu sắc hơn sự hợp tác liên nghị viện trong khuôn khổ AIPA.

Phát biểu tại Phiên họp toàn thể của Đại hội đồng AIPA-32, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, một lần nữa khẳng định, Đại hội đồng lần này sẽ thành công tốt đẹp; góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết, và hợp tác giữa các nghị viện thành viên AIPA, vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết và phồn vinh.

- Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!.

PV (Theo TTXVN)


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Bổ nhiệm Trưởng ban Dân nguyện nhiệm kỳ Quốc hội 2011-2016


Ông Nguyễn Đức Hiền, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội được bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân nguyện nhiệm kỳ Quốc hội 2011-2016.

Chiều 21/9, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùngđã trao Nghị quyết 222/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiền giữ chức Trưởng ban Dân nguyện.

HÌnh minh họa

HÌnh minh họa

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn trên cương vị mới, ông Nguyễn Đức Hiền cùng tập thể sẽ gắn bó, đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể; trên cơ sở kế thừa kết quả đã đạt được của Ban Dân nguyện, đề xuất sáng kiến, đổi mới, góp phần để công tác dân nguyện ngày càng tốt hơn vì mục đích gần dân, lắng nghe dân, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Hồng Phong(Theo ChinhPhu)


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp thứ nhất AIPA-32


Chiều 20/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tham dự và có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể thứ nhất của Đại hội đồng Liên Nghị viện Quốc hội các nước Đông Nam Á lần thứ 32 (AIPA-32), diễn ra tại Thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia.

Thay mặt đoàn đại biểu Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng gửi tới quốc hội và nhân dân các nước tham gia AIPA-32 những tình cảm hữu nghị của Quốc hội và nhân dân Việt Nam, chúc mừng Nghị viện Cộng hòa Liên bang Myanmar vừa trở thành thành viên chính thức của AIPA, đánh dấu bước phát triển lớn mạnh và quan trọng của AIPA với sự tham gia đầy đủ của cả 10 quốc gia ASEAN.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp  toàn thể thứ nhất, AIPA-32. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp toàn thể thứ nhất, AIPA-32. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùngnhấn mạnh đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam nhất trí với chủ đề của AIPA-32 bàn về “Vai trò của AIPA trong việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng.”

ASEAN đang có những bước chuyển mình rõ rệt, hướng mạnh tới Cộng đồng ASEAN năm 2015, đồng thời ngày càng phát huy, thúc đẩy đối thoại, hợp tác và liên kết vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng bên cạnh những thuận lợi, ASEAN cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, đó là việc hoàn tất lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN theo đúng kế hoạch đã đề ra và xử lý hiệu quả các thách thức mới nổi lên.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị trong giai đoạn quan trọng này, AIPA cần tích cực thúc đẩy đối thoại, tăng cường xây dựng lòng tin, phát huy tinh thần đoàn kết và sự đồng thuận trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các cơ chế, công cụ hợp tác ở khu vực.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng AIPA cần hỗ trợ ASEAN tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác nhằm tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình xây dựng cộng đồng, liên kết khu vực và thu hẹp khoảng cách phát triển, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa AIPA với ASEAN trong việc củng cố và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển, ứng phó có hiệu quả với các thách thức đang đặt ra.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Nhà nước, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước đóng góp thiết thực và hiệu quả vào nỗ lực chung nhằm nâng cao vai trò của AIPA trong tiến trình hướng tới một Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng./.

(Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

NA Chairman Nguyen Sinh Hung delivers a speech at AIPA-32


Vietnam will join regional countries to practically contribute to common efforts to raise the role of the ASEAN Inter-Parliamentary Assembly (AIPA) in the process of building a peaceful, stable, cooperative and prosperous ASEAN Community.

Vietnamese National Assembly Chairman Nguyen Sinh Hungmade the statement at the first plenary session of the 32 nd General Assembly of the ASEAN Inter-Parliamentary Assembly (AIPA-32) in Phnom Penh on September 20.

NA Chairman Nguyen Sinh Hung delivers a speech at AIPA-32

NA Chairman Nguyen Sinh Hung delivers a speech at AIPA-32

He stressed that the Vietnamese NA delegation agreed with the AIPA-32 theme, “The role of AIPA in building a prosperous ASEAN Community”, saying that ASEAN has seen remarkable changes towards a common community in 2015 as well as promoted dialogue, cooperation and connectivity for regional peace, stability and development.

Besides advantages, ASEAN is facing a lot of challenges, including the on-schedule completion of the roadmap of building the ASEAN Community and the effective settlement of emerging challenges, he noted.

The top Vietnamese legislator suggested that in this important period, AIPA should actively boost dialogue, strengthen trust, promote solidarity and consensus in solving disputes peacefully as well as speed up the effective implementation of cooperative mechanisms and tools in the region.

“AIPA should support ASEAN in expanding and deepening ties with its partners to create a favourable environment for building the community, boosting regional connectivity and narrowing the development gap,” he said.

Hung also emphasised the necessity for close coordination between AIPA and ASEAN in consolidating and strengthening the central role of ASEAN in the evolving regional architecture for the common goal of peace, stability and development as well as in effectively dealing with arising challenges.

The Vietnamese NA leader congratulated Myanmar on its official membership to AIPA, which he said marks a strong and important development of AIPA with the participation of ten ASEAN countries.

In his opening speech, Heng Samrin, President of the Cambodian National Assembly and President of AIPA, said that Cambodia would try its best to turn the AIPA 32 General Assembly into a milestone of the AIPA process, creating favourable conditions for exchange of information and viewpoints and promoting integration.

He said that Cambodia wishes to build the inter-parliamentary organisation of peace, to provide a mechanism for settlement of disputes in the region and strengthen trust among ASEAN nations.

Heng Samrin proposed to set up a supervision committee with representatives from ASEAN parliaments and have an AIPA parliamentary group for providing consultancy and conduct regular examination of the implementation of AIPA agreements.

He expressed his belief that AIPA 32 would be an ideal opportunity for participating delegations to contribute initiatives towards effective cooperation to bring member countries closer in coping with common challenges.

Cambodian Senate President Chea Sim affirmed that AIPA 32 provides an opportunity to promote the role of the regional inter-parliamentary organisation in building a prosperous community. Through its agenda, ASEAN parliaments will discuss and work out measures to cope with problems of maintaining peace, stability and development in the region and the world.

President Chea Sim expressed his wish that AIPA 32 would build a cooperative mechanism to prevent terrorism, transnational crime, drug crime and other violent actions.

AIPA-32 is being held from Sept. 18 to 24 in Cambodia, with participation of the heads of all parliaments of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) and observers from Australia, Canada, China, the European Parliament, Japan, the Republic of Korea, India, New Zealand, Papua New Guinea, Russia and the United States…

(Theo Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tham dự AIPA-32


Sáng 20-9, Đại hội đồng lần thứ 32 Hội đồng liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA-32) đã được khai mạc trọng thể tại  Cung Hòa bình (thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Cam-pu-chia). Nghi lễ Đại hội được tổ chức trang trọng.

Trưởng đoàn các nước tham dự AIPA-32 chụp ảnh lưu niệm

Trưởng đoàn các nước tham dự AIPA-32 chụp ảnh lưu niệm

Mở đầu là bài hát chính thức của AIPA. Sau phần ca múa nhạc chào mừng là bài phát biểu chào mừng của Ngài Samdech Akka Moha Thamma Pothisal Chiea Sim,, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia; Ngài Samdech Akka Moha Sena Padei  Tekcho Hun Sen  Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia; Diễn văn Khai mạc của Ngài Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin , Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia và Chủ tịch AIPA.

Lễ Kết nạp Nghị viện Mi-an-ma làm thành viên của AIPA được tổ chức trang trọng theo nghi thức truyền thống. Sau khi Trưởng đoàn các nước thành viên AIPA ký kết vào Nghị quyết kết nạp Nghị viện Mi-an-ma làm thành viên chính thức của AIPA, Chủ tịch Nghị viện Mi-an-ma đã  ký xác thực vào Nghị quyết. Tiếp đó là nghi lễ chuyển Quốc kỳ của Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma từ khu vực cột cờ của các nước Quan sát viên đặc biệt sang khu vực cột cờ của các nước thành viên AIPA; Nghi thức lãnh đạo đoàn Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma tiếp nhận chỗ ngồi trên lễ đài; Diễn văn của Chủ tịch Nghị viện Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma tiếp nhận tư cách thành viên AIPA.

Trưởng đoàn tham dự AIPA cũng có bài phát biểu trong phiên khai mạc. Bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự AIPA-32 đã được nhiều đại biểu tham dự Đại hội đánh giá cao.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ sự nhất trí với chủ đề của AIPA-32 bàn về “Vai trò của AIPA trong việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng”. Việc xác định rõ vai trò của AIPA là thể hiện ý thức trách nhiệm cao trước vận hội mới của khu vực, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân ASEAN.

“Quốc hội Việt Nam đánh giá cao kết quả các hoạt động trong khuôn khổ AIPA năm 2011 trên các lĩnh vực Văn hóa – Xã hội được đề cập trong nghị sự AIPA-32 lần này. Đây là những vấn đề gắn trực tiếp với lợi ích của cử tri mà chúng ta đại diện, thể hiện sự tham gia thiết thực của AIPA vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng” – Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tham dự APIPA-32

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tham dự APIPA-32

Đề cập đến chương trình hành động sắp tới của AIPA, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: Trong giai đoạn quan trọng này, mỗi Quốc hội thành viên và AIPA cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc bảo đảm thực hiện các định hướng ưu tiên chính của ASEAN. Trước tiên, Nghị viện các nước thành viên AIPA cần chú trọng giám sát việc thực thi hiệu quả các kế hoạch đề ra trong lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN tới năm 2015. AIPA cần tích cực thúc đẩy đối thoại, tăng cường xây dựng lòng tin, phát huy tinh thần đoàn kết và sự đồng thuận trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các cơ chế, công cụ hợp tác ở khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Quy tắc Hướng dẫn thực hiện DOC, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)…

Theo chương trình của AIPA-32, chiều 20-9, Trưởng các Đoàn Quan sát viên sẽ Phát biểu ý kiến trong phiên họp toàn thể tại Cung Hoà bình. Tiếp đó các đại biểu sẽ thảo luận thông qua Chương trình hoạt động của các đại biểu tham dự Đại hội đồng AIPA -32; Các nội dung Nghị sự của Đại hội đồng AIPA- 32; Các chủ đề đối thoại với các nước Quan sát viên; Thành viên của các Ủy ban của Đại hội đồng AIPA- 32.

Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) thành lập ngày 2-9-1977.

Ngày Quốc hội Việt Nam gia nhập AIPA: 18-9-1995.

Nghị viện thành viên của AIPA hiện nay bao gồm: In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Bru-nây.

Các nước Quan sát viên bao gồm: Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nghị viện Châu Âu, Niu Di-lân, Pa-pua Niu Ghi-nê, Nga, Ấn Độ.

Đỗ Phú Thọ (Theo QDND)

 

 


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm tỉnh SihanoukVille


Tiếp tục chương trình thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Campuchia, ngày 18/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Thủ đô Phnôm Pênh, tới thăm tỉnh Xihanúc Vin (SihanoukVille), phía Nam Campuchia và gặp gỡ bà con Việt kiều sinh sống tại đây.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp gỡ bà con Việt kiều đang làm ăn, sinh sống tại tỉnh Sihanouk Ville.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp gỡ bà con Việt kiều đang làm ăn, sinh sống tại tỉnh Sihanouk Ville.

Ngay khi tới Xihanúc Vin, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã dâng hương, đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm Chiến sĩ tình nguyện Việt Nam.

Tại trụ sở Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Xihanúc Vin, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi gặp gỡ bà con Việt kiều đại diện cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại 6 tỉnh phía Nam Campuchia. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh chuyến thăm của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tới Campuchia lần này nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó, tin cậy giữa Lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Đánh giá cao những đóng góp to lớn của Việt kiều tại Campuchia trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ, Chủ tịch Quốc hội cho rằng trên cơ sở mối quan hệ phát triển tốt đẹp giữa hai Nhà nước, bà con Việt kiểu cần hội nhập sâu hơn nữa vào đất nước Campuchia, đặc biệt là tuân thủ luật pháp, tôn trọng phong tục tập quán của đất nước sở tại.

Chia sẻ với những khó khăn hiện tại của bà con Việt kiều tại Campuchia, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đặc biệt tới cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng bà con tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, xây dựng cuộc sống ổn định ở quê hương thứ hai; tiếp tục vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai dân tộc.

Đại diện bà con Việt kiều phát biểu, bày tỏ sự tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, với sự nỗ lực của toàn dân, đất nước ta sẽ không ngừng phát triển ngày càng giàu đẹp, vị thế của đất nước ngày càng lớn mạnh. Đây cũng chính là niềm tự hào, nguồn động viên lớn lao, cổ vũ kiều bào chăm chỉ lao động, sản xuất, khắc phục khó khăn, nâng cao đời sống.

Từ chỗ còn gặp nhiều khó khăn, hiện nay, cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại 6 tỉnh phía Nam Campuchia đã bước đầu hình thành những mô hình phát triển ổn định. Đại diện các bà con kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề nghị Chính phủ Campuchia sớm có biện pháp cải thiện địa vị pháp l‎ý, để bà con yên tâm sinh sống, lao động và học tập. Các cơ quan hữu quan trong nước cũng cần đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho con em kiều bào học tập văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử của Việt Nam để hiểu và nắm vững truyền thống của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đi thăm Cảng Xihanúc Vin – một trong những hải cảng lớn của Campuchia; được xây dựng từ năm 1956 với nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Tổng lượng hàng hóa trung chuyển qua Cảng Xihanúc Vin năm 2010 là hơn 2,3 triệu tấn. Hiện nay, Chính phủ Hoàng gia Campuchia và tỉnh Xihanúc Vin đang khẩn trương thực hiện Dự án mở rộng, nâng cao công suất, hiện đại hóa Cảng Xihanúc Vin và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam tới hợp tác, đầu tư, thực hiện dự án.

PV

(Theo TTXVN)


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Ông Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Chủ tịch Thượng viện Campuchia


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Việt Nam coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Campuchia, coi đây là tài sản chung vô giá cần tiếp tục bồi đắp vì sự phát triển phồn vinh của hai nước.

Trong chương trình thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 19/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Campuchia, Samdech Chea Sim và dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Thượng viện Campuchia Chea Sim

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Thượng viện Campuchia Chea Sim

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng chuyển lời thăm hỏi, lời chúc tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới Chủ tịch Thượng viện Chea Sim.

Thông báo với Chủ tịch Chea Sim về kết quả tốt đẹp của các cuộc hội đàm, tiếp kiến các nhà lãnh đạo Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết hai bên đã thống nhất sẽ tiếp tục vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước ngày một phát triển hơn nữa vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Đề cập đến quan hệ hai nước, hai Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Việt Nam nhất quán coi trọng việc củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Campuchia, coi đây là tài sản chung vô giá cần tiếp tục bồi đắp vì sự phát triển phồn vinh của hai nước.

Về phía mình, Chủ tịch Thượng viện Chea Sim đánh giá cao chuyến thăm của Đoàn đại biểu Việt Nam và cho rằng chuyến thăm đặt dấu mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, góp phần vun đắp tình hữu nghị hai đất nước, hai dân tộc Việt Nam-Campuchia.

Đồng tình với ý kiến của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Chea Sim nhấn mạnh trên nền tảng quan hệ bền chặt, truyền thống, hai bên cần tích cực trao đổi đoàn, hội đàm, tăng cường hơn nữa các thỏa thuận hợp tác trên mọi lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế xã hội và đặc biệt là hợp tác chặt chẽ giữa hai cơ quan lập pháp hai nước.

Chủ tịch Chea Sim trân trọng gửi lời thăm hỏi tốet đẹp nhất đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cũng trong chiều 19/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Heng Samrin đã đồng chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Campuchia

Phát biểu trước đại diện 400 doanh nghiệp hai nước dự Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Diễn đàn là biểu hiện sinh động của tình đoàn kết, hữu nghị và phát triển giữa hai nước Việt Nam, Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các nhà đầu tư Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp Campuchia tạo mối liên kết chặt chẽ,  phấn đấu trở thành lực lượng chủ lực trong quan hệ hợp tác giữa Campuchia và Việt Nam.

Về phía mình, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin cho rằng, Diễn đàn là cơ hội tốt để xúc tiến các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin nhấn mạnh, sự có mặt của các nhà đầu tư Việt Nam là nhân tố quan trọng, góp phần thúc đẩy khuyến khích các hoạt động đầu tư tại Campuchia, đồng thời góp phần tăng sức bật của nền kinh tế.

Theo Chủ tịch Heng Samrin, các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng đến những lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Campuchia như nông nghiệp, chế biến nông sản, công nghiệp mỏ, khai khoáng, luyện kim, phân bón và các ngành nghề dịch vụ, ngân hàng, chứng khoán, khoa học, công nghệ, dịch vụ du lịch…

Chủ tịch Quốc hội Campuchia cho biết sẽ tích cực ủng hộ, tạo điều kện để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thuận lợi, có hiệu quả tại Campuchia vì lợi ích của hai dân tộc, hai nước.

Vũ Quang (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)